1. Mục tiêu của Đề án:
- Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam để giảm phát thải khí nhà kính.
- Hỗ trợ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
- Tạo dòng tài chính mới, thúc đẩy công nghệ phát thải thấp và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
2. Các giai đoạn triển khai:
- Trước tháng 6/2025: Hoàn thiện khung pháp lý, hạ tầng thị trường, nâng cao năng lực quản lý.
- Thí điểm (2025 – 2028):
- Thử nghiệm thị trường các-bon trên toàn quốc.
- Phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà kính miễn phí cho một số lĩnh vực.
- Tín chỉ các-bon được xác nhận và giao dịch qua sàn giao dịch các-bon.
- Vận hành chính thức từ 2029:
- Thị trường các-bon chính thức hoạt động.
- Xem xét mở rộng các lĩnh vực áp dụng và phương thức phân bổ hạn ngạch (miễn phí & đấu giá).
- Mở rộng loại tín chỉ các-bon được giao dịch.
3. Hàng hóa giao dịch trên thị trường các-bon:
- Hạn ngạch phát thải khí nhà kính (phân bổ miễn phí hoặc đấu giá).
- Tín chỉ các-bon (từ cơ chế trong nước và quốc tế, như CDM, JCM, Điều 6 Thỏa thuận Paris).
4. Cơ chế giao dịch:
- Giao dịch thực hiện trên sàn giao dịch các-bon trong nước do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vận hành.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp mã số và quản lý giao dịch.
- Hệ thống thanh toán tự động, thực hiện qua ngân hàng thương mại đủ điều kiện.
5. Nhiệm vụ và giải pháp:
- Hoàn thiện cơ chế giao dịch và hàng hóa thị trường.
- Xác định rõ các chủ thể tham gia.
- Xây dựng hệ thống đăng ký quốc gia và sàn giao dịch.
- Tổ chức vận hành thị trường bài bản, kiểm soát chặt chẽ.
- Nâng cao nhận thức, đào tạo năng lực cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.