Giấy phép môi trường (GPMT) là một văn bản pháp luật do cơ quản quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, dịch vụ được phép xả thải ra ngoài môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo đó là những yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
* Cơ sở pháp lý của GPMT:
– Luật bảo vệ môi trường 2002
– Nghị định 08/2022/NĐ-CP
1- CÁC LOẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Giấy phép môi trường bao gồm:
– Giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT hoặc hệ thống xử lý chất thải;
– Giấy phép xả thải vào nguồn nước;
– Giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi;
– Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất;
– Giấy phép xử lý chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh;
– Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
– Giấy phép xả khí thải công nghiệp.
Kể từ Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực, bắt đầu từ ngày 01-01-2022, GPMT đã tích hợp 07 loại giấy tờ, thủ tục trên.
2- PHÂN NHÓM DỰ ÁN
3- HỒ SƠ CẦN CHUẨN BỊ
Đối tượng | Hồ sơ | Thời điểm nộp hồ sơ | ||
Dự án đang vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải | – Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường. | Sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm: | ||
– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. | – Chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cấp bộ, | |||
– Trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp tỉnh/huyện. | ||||
* Trường hợp không bảo đảm thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy định tại điểm này, chủ dự án đầu tư phải có thông báo gia hạn thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 31 Nghị định này để được cấp giấy phép môi trường sau khi kết thúc vận hành thử nghiệm | ||||
Chủ cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp | – Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường. | Tự quyết định thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường: | ||
– Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường. | – Chậm nhất trước 45 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cấp bộ, | |||
– Trước 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của UBND cấp tỉnh/huyện. |
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và cso thẩm quyền cấp GPMT:
– Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận
– Sở Xây dựng
– Sở Giao thông vận tải
– Chi cục thủy sản các tỉnh, thành phố.
4- THỜI GIAN HIỆU LỰC VÀ THỜI HẠN CỦA GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Về thời hạn của giấy phép môi trường sẽ được quy định như sau:
– Đối với các dự án đầu tư nhóm I có thời hạn 7 năm.
– Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, các khu công nghiệp hoạt động trước ngày Luật bảo vệ môi trường 2014 có hiệu lực thi hành.
– Đối với các đối tượng không thuộc quy định tại 2 điểm trên thì thời hạn của giấy phép môi trường sẽ là 10 năm.
5- VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM
a) Dự án đầu tư, cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy mô công suất lớn (quy định tại Cột 3 Phụ lục 2, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)
Nước thải | Khí thải | |||
Giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình xử lý | ||||
Thời gian | ít nhất là 75 ngày | |||
Tần suất | tối thiểu là 15 ngày/lần | |||
01 mẫu tổ hợp đầu vào | 01 mẫu tổ hợp đầu vào (nếu có) | |||
01 mẫu đầu ra | 01 mẫu tổ hợp đầu ra | |||
Thông số quan trắc | thực hiện theo giấy phép môi trường | |||
Giai đoạn vận hành ổn định các công trình, thiết bị xử lý | ||||
Thời gian | ít nhất là 07 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh | |||
Tần suất | ít nhất là 01 ngày/lần | |||
01 mẫu nước thải đầu vào | 01 mẫu đơn hoặc mẫu được lấy bằng thiết bị lấy mẫu liên tục trước khi xả, thải ra ngoài môi trường | |||
ít nhất 07 mẫu đơn đầu ra trong 07 ngày liên tiếp | ||||
Thông số quan trắc | thực hiện theo giấy phép môi trường |
b) Quan trắc chất thải trong quá trình VHTN (Điều 21, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT)
– Đối với các dự án KHÔNG thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy mô công suất lớn, việc quan trắc chất thải do chủ dự án đầu tư, cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.
c) Quan trắc nước thải hoặc khí thải khi vận hành lại công trình xử lý nước thải, khí thải (trường hợp phải cải tạo, nâng cấp công trình xử lý nước thải; cải tạo, nâng cấp công trình xử lý bụi, khí thải)
+ Cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy mô công suất lớn (quy định tại Cột 3 Phụ lục 2 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP): quan trắc chất thải theo quy định tại giai đoạn vận hành ổn định công trình xử lý chất thải;
+ Cơ sở KHÔNG thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy mô công suất lớn: cơ sở tự quyết định nhưng phải bảo đảm quan trắc ít nhất 03 mẫu đơn trong 03 ngày liên tiếp của giai đoạn vận hành ổn định các công trình xử lý chất thải.
6- DỊCH VỤ XIN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG BẢO ĐẢM, NHANH CHÓNG
Xin GPMT là thủ tục tương đối phức tạp và mất nhiều thời gian. Để tiết kiệm thời gian và xin được GPMT thuận lợi, các doanh nghiệp, chủ đầu tư nên lựa chọn các công ty có uy tín, kinh nghiệm triển khai dịch vụ này.
Công ty TNHH Quốc tế NGO là đơn vị chuyên tư vấn lập hồ sơ GPMT. Chúng tôi có sự am hiểu về lĩnh vực môi trường, sở hữu kinh nghiệm và sự tín nhiệm từ các đối tác đã hợp tác thành công. Dịch vụ tư vấn lập GPMT của NGO gồm:
– Tư vấn các vấn đề liên quan đến hoạt động xin GPMT;
– Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ xin cấp GPMT;
– Thay mặt khách hàng nộp hồ sơ xin cấp GPMT; và theo dõi, cập nhật cho khách hàng về tình trạng hồ sơ;
– Đại diện khách hàng làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình xin cấp phép môi trường;
– Tư vấn các thủ tục khác như xin gia hạn, hoặc thay đổi thời hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép.
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, quý doanh nghiệp hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 0969 867 924 hoặc 0969 867 925.