TẠI SAO NƯỚC THẢI CÓ TINH BỘT KHÓ XỬ LÝ VÀ GIẢI PHÁP?
Tinh bột có nhiều loại như tinh bột mỳ, bột sắn, bột khoai lang, bột khoai tây, đây là nguyên liệu phổ biến và quan trọng cho rất nhiều ngành sản xuất, chế biến khác nhau, bao gồm sản xuất thực phẩm, gia vị hoặc các cửa hàng làm bánh. Một số tinh bột có khả năng biến tính được dùng cho 1 số ngành công nghiệp như sản xuất giấy, bao bì.
Nước thải có chứa tinh bột từ các hoạt động sản xuất nêu trên thường khó xử lý vì các lý do:
- Nồng độ COD trong nước thải tinh bột thường rất cao (>3000 mg/l)
- Tinh bột rất khó phân hủy bởi vi sinh, vì vậy đòi hỏi các bể xử lý thường rất to và tốn diện tích. Nếu thể tích các bể xử lý không đủ, chất lượng nước thải sau xử lý thường không đạt được các tiêu chuẩn theo quy định của BTNMT.
- Tinh bột lưu lâu trong bể xử lý (ví dụ tại các bể điều hòa, bể lắng, bể lọc) thường sẽ thay đổi PH và ảnh hưởng đến PH của toàn bộ nước thải.
- Tinh bột sẽ tạo ra độ nhớt cao trong nước thải, khiến việc xử lý bằng vi sinh và lọc ở các giai đoạn sau gặp nhiều khó khăn, vận hành trở nên phức tạp hơn, đặc biệt khi nhiệt độ thay đổi.
- Tinh bột rất khó keo tụ, lắng. Các hệ xử lý hiện nay có thể sử dụng PAC, Polymer để keo tụ và lắng tinh bột, qua đó giảm nồng độ COD trong nước thải để dễ xử lý bằng vi sinh hơn trong giai đoạt sau. Nhưng sau keo tụ và lắng, độ nhớt cũng như tính chất phức tạp, khó bẻ gãy của COD của nước thải hầu như không được cải thiện.
Để xử lý nước thải tinh bột hiệu quả và tiết kiệm chi phí cũng như không gian xây hệ xử lý, việc thu hồi hiệu quả tinh bột có trong nước thải ngay từ giai đoạn đầu xử lý là yếu tố quan trọng hàng đầu.
NGO đã thực hiện hàng loạt thí nghiệm trong nhiều tháng với các phản ứng khác nhau và đã tìm ra giải pháp cũng như ứng dụng thành công giải pháp thu hồi tinh bột trong thời gian ngắn từ 7-45 phút, tùy từng quy trình áp dụng cụ thể, đồng thời giảm tối đa độ nhớt của nước thải. Nước thải tinh bột sau bước thu hồi này có nồng độ COD chỉ tương đương với nước thải sinh hoạt thông thường, thậm chí là thấp hơn rất nhiều, do đó hệ xử lý trở nên vô cùng đơn giản, tiết kiệm diện tích, giảm thiểu bùn dư sinh ra trong quá trình phản ứng vi sinh, qua đó giảm chi phí vận hành. Tinh bột thu hồi được cũng có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau hoặc loại bỏ cùng với bùn dư.
Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải tinh bột
Nước thải tinh bột được thu tập trung về hố thu gom. Tại vị trí thu gom này sẽ đặt song chắn rác để tách rác thô, nước rất dễ bị tắc do sự đọng lại của tinh bột, vì vậy cần lưu ý vệ sinh chống tắc định kỳ. Tại bể điều hòa, Nước thải từ hố gom sẽ được bơm vào bể điều hòa để điều hòa nồng độ ô nhiễm, sau đó tiếp tục được bơm sang hệ thu hồi tinh bột để loại bỏ tinh bột và xử lý độ nhớt trong nước thải. Tinh bột được thu gom tại ngăn lắng ở bước cuối cùng trong hệ thu hồi. Nước thải sau hệ thu hồi tinh bột có nồng độ COD ~ 400-600 mg/l, tương ứng với mức loại bỏ 86%-90% COD nước thải đầu vào. Tại bể hiếu khí, mật độ vi sinh được duy trì mở mức 5000-8000 mg/l với thiết bị MBR, tiếp tục xử lý BOD và TSS. Nước thải sau bể hiếu khí có thể đạt chuẩn A và xả ra môi trường. Tổng thời gian lưu của toàn hệ thống: ~ 42 giờ.
Nước thải tinh bột sau hệ xử lý đạt chuẩn A hoặc chuẩn B – QCVN 40:2011/BTNMT dành cho nước thải công nghiệp.
Kết quả xử lý nước thải tại dự án thí điểm:
Thông số |
Đơn vị tính |
Nước thải đầu vào |
Nước sau xử lý |
COD |
Mg/l |
4480 |
36 |
BOD5 |
Mg/l |
2540 |
15 |
TSS |
Mg/l |
155.4 |
8.8 |
Xem thêm tại:
https://shopngoenvironment.com/product/mang-ro-xu-ly-nuoc-thai/
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.