CÔNG NGHỆ XỬ LÝ THEO MẺ (SBR)

1. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý xử lý nước thải bằng vi sinh vật sinh vật dính bám trên chất rắn lửng lơ như CAS, nhưng quá trình này được thiết kế vận hành theo chu kỳ hoạt động, mỗi chu kỳ gồm 5 bước sau: làm đầy, phản ứng, thổi khí, lắng và xả nước. Thời gian của mỗi chu kỳ xử lý phụ thuộc vào thiết kế.

2. Ưu điểm

  • Quá trình xử lý đơn giản hơn AAO và CAS bởi vì bể hiếu khí và bể lắng được hợp nhất thành một bể, hoặc bể thiếu khí và hiếu khí hợp nhất thành một bể, tiết kiệm diện tích hơn.
  • Thích hợp cho các dự án công suất nhỏ hoặc các dự án có thời gian xả thải cố định vào một thời điểm nhất định trong ngày.
  • Không cần hồi lưu bùn từ bể lắng về bể thiếu khí, hoặc từ bể hiếu khí về bể thiếu khí, tránh tình trạng rửa trôi vi sinh trong bể sục khí.
  • Chất lượng nước đầu ra được kiểm soát tốt hơn so với CAS/AAO bởi vì một lượng nước thải có thể được kiểm soát bởi từng mẻ.
  • Tiết kiệm một số thiết bị so với quá trình xử lý liên tục

3. Nhược điểm

  • Kiểm soát quá trình xử lý khó khăn, đòi hỏi người vận hành có trình độ cao để thường xuyên theo dõi các bước xử lý.
  • Có một nguy cơ đó là việc sản xuất nước thải có thể đẫn đến bùn cặn, gây ra tình trạng váng nổi.
  • Bởi vì bể lắng bùn được kết hợp với bể sục khí, nồng độ bùn có thể đạt ngưỡng cao và có thể gây tắc máy thổi khí.
  • Không thích hợp đối với các dự án có công suất lớn, xả thải liên tục trong ngày.

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

error: Content is protected !!