Hệ thống XLNT sinh hoạt chuẩn A – MBRX

1. Xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR (membrane bio reactor) khác gì so với các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt khác?

Đặc tính của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó 52% là chất hữu cơ, 48% là chất vô cơ và một số lớn vi sinh vật dưới dạng virus và vi khuẩn gây bệnh. Nước thải sinh hoạt thường có hàm lượng dinh dưỡng ( Ni tơ, phốt pho) khá cao nên phương án xử lý phổ biến nhất vẫn là xử lý bằng vi sinh.

Công nghệ MBR xử lý các chất ô nhiễm trong nước thải vẫn dựa trên các phản ứng sinh hóa của bùn hoạt tính lơ lửng thông thường nhưng có bổ sung thêm thiết bị màng lọc sinh học MBR nhằm:

  • Loại bỏ bể lắng và bể khử trùng, vì màng lọc MBR với kích thước lỗ chân lông siêu bé có khả năng lọc hầu hết chất rắn lơ lửng (TSS) và vi khuẩn (coliforms) trong nước thải
  • Xây dựng hệ XLNT trong một không gian diện tích nhỏ
  • Nâng cấp công suất xử lý nước thải mà không phải xây thêm bể
  • Giữ lại bùn trong bể màng, Bùn chỉ mất đi khi bị hút, không lo mất bùn bị động như phương pháp lắng sinh học
  • Nước sau xử lý đạt được độ trong cao

2. Màng MBR có nhiều loại không? Sử dụng loại nào thì tốt?

Màng MBR có rất nhiều loại và hãng khác nhau, chọn màng tốt cần đặc biệt lưu ý đến:

  • Áp suất qua màng (TMP): áp suất càng cao chứng tỏ vật liệu màng càng kém
  • Rửa màng: Màng càng yêu cầu tần suất rửa nhiều (ví dụ 1 tuần/lần) hoặc sử dụng nồng độ hóa chất cao để rửa màng thì chứng tỏ màng chất lượng không tốt, hay bị tắc màng
  • Hình thức rửa màng: Nếu màng khi rửa phải nhấc hẳn lên khỏi bể để rửa thì đây là công nghệ màng cũ, lạc hậu. Màng MBR hiện đại phải thực hiện rửa được ngay trong bể xử lý mà không cần nhấc lên.

3. Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt bằng công nghệ MBR của NGO như thế nào?

Thiết kế vô cùng nhỏ gọn, hệ xử lý chỉ gồm 1-2 bể xử lý chính, có thể xây nổi hoặc chìm, hoặc nửa nổi nửa chìm. Tổng không gian cần thiết để xây dựng hệ xử lý luôn nhỏ hơn tổng công suất xả thải/1 ngày đêm, đặc biệt tiết kiệm diện tích và chi phí xây dựng.

  • Mô tả hệ thống xử lý

  • Giải thích các bước xử lý

Tiền xử lý: biện pháp tiền xử lý rất quan trọng vì nó loại bỏ các chất rắn thô để không gây tắc nghẽn bơm, hệ ống truyền dẫn nước. Tiếp theo là ngăn loại bỏ dầu mỡ với mục đích không làm cản trở quá trình vi sinh có ích trong trạm xử lý. Bể tách dầu mỡ yêu cầu đặc biệt cần thiết cho nước thải từ nhà ăn.

Bể điều hòa: do đặc tính hoạt động của nhà máy, thời gian sử dụng nước nhiều vào ban ngày, và ít về ban đêm, nên lưu lượng nước thải ra biến động liên tục và có độ chênh lệch lớn. vì vậy cần có một bể điều hòa nước thải đầu vào, chống gây sốc tải cho hệ xử lý vi sinh.

Bể xử lý thiếu khí: khử NO3, các vi sinh vật thiếu khí sử dụng nitorate ( NO-3) hô hấp thay oxy. Vì thế cần phải hồi lưu nước chứa nitơrát về. Để tăng hiệu quả xử lý , trong bể có thiết kế thêm máy khuấy chìm. Bể này có thể loại bỏ nếu khách hàng không có đủ không gian, diện tích cho hệ xử lý

Bể xử lý hiếu khí & MBR: đây là ngăn xử lý trung tâm của hệ thống trước khi nước thải thoát ra ngoài. Mật độ vi sinh rất cao và dính bám thành một lớp màng trên bề mặt sẽ loại bỏ hoàn toàn các thành phần gây ô nhiễm như Amoni NH4, một phần BOD, Nitorate. Đồng thời màng cũng sẽ gạn lọc lại những thành phần chưa xử lý kịp do quá tải để quay vòng qua bơm hồi lưu để có thể xử lý triệt để nước thải.

Một tính chất đặc trưng của nước thải là ~ 48% là chất vô cơ, không phân hủy sinh học, ngoài ra không phải chất hữu cơ nào cũng đều bị phân hủy bởi vi sinh vật, vì vậy vai trò của màng lọc là vô cùng quan trọng trong việc gạn lọc lại hầu hết các chất này cùng với bùn, bao gồm cả coliforms, đảm bảo nước đạt chuẩn A hoặc hơn thế một cách ổn định, không cần sử dụng thêm hóa chất tiệt trùng để xử lý coliforms.

Bể chứa bùn: Để chứa bùn dư sinh ra trong quá trình xử lý, làm khô bùn một phần trước khi vận chuyển đi xử lý dưới dạng chất thải rắn hoặc lỏng

4. NGO có sử dụng công nghệ MBR gì khác biệt không?

Có, NGO sử dụng màng MBR-X có cấu trúc vật liệu 3D, cấu trúc phân phối nước đều theo 6 cổng (thay vì 1 cổng như hầu hết các màng hiện nay trên thị trường); áp suất qua màng đặc biệt thấp, có thể coi là thấp nhất hiện nay trong các công nghệ màng trên thị trường; tần suất rửa màng là rất thấp (~ 1 tháng/lần) với dung dịch NaCLO 0.5% mà thôi và rửa màng ngay trong bể xử lý một cách dễ dàng và thuận lợi cho người vận hành. Đây là công nghệ đã có 7 bằng phát minh sáng chế và ứng dụng > 300 dự án trên thế giới.

5. Duy trì hệ thống XLNT có tốn kém không?

Doanh nghiệp chỉ tốn < 2.000 VND/m3 để duy trì hệ thống XLNT với công nghệ MBR

6. Chất lượng nước mà NGO cam kết là như thế nào?

NGO có khả năng cam kết chất lượng nước đạt chuẩn cho doanh nghiệp nhờ kế thừa công nghệ từ hợp tác chiến lược với nhà sản xuất và kinh nghiệm tích lũy qua hàng trăm dự án MBR đã triển khai. Chúng tôi sẽ hỗ trợ doanh nghiệp tự giám sát chất lượng nước hàng ngày một cách minh bạc và độc lập để đảm bảo chất lượng đúng như cam kết.

Nồng độ ô nhiễm của nguồn nước thải sinh hoạt và chất lượng nước đã đạt được và duy trì ổn định sau xử lý tại 1 dự án của NGO

Xem thêm: Video Module xử lý nước thải hợp khối di động https://www.youtube.com/watch

Để được tư vấn chi tiết về giải pháp xử lý, khách hàng vui lòng liên hệ số điện thoại 024.7300.0890 hoặc email office@8ngo.com.

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

error: Content is protected !!