NGO News – Với con số hơn 40% đơn vị trên cả nước chưa có hệ thống xử lý đạt chuẩn thì việc xử lý nước thải bệnh viện đang trở nên cấp thiết nhằm bảo vệ môi trường, tránh nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và lây lan dịch bệnh cho con người.
1. Thành phần nước thải bệnh viện
Nước thải bệnh viện thường chứa các chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, chất bẩn khoáng và chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc, chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị phóng xạ…
Các yếu tố nguy hại có trong nước thải bệnh viện từ các khoa, phòng khác nhau như sau:
- Các hóa chất liên quan đến tráng rửa phim (chất hiện hình và chất ổn định) có nguồn gốc từ phòng chiếu chụp X-quang.
- Khu vực nha khoa là nơi có khả năng phát sinh thủy ngân (Hg) vào nước thải cao.
- Khoa chống nhiễm khuẩn là nơi sử dụng lượng chất khử trùng nhiều nhất. Trong đó chất khử trùng dạng aldehyde được sử dụng phổ biến làm gia tăng mức độ ô nhiễm trong nước thải.
- Nhà bếp trong bệnh viện thường phát thải lượng hữu cơ cao, dầu mỡ động thực vật liên quan đến các khâu chế biến thức ăn vào trong nước thải.
- Khu vực giặt là làm cho nước thải có độ pH tăng cao, tăng hàm lượng phốt phát và đặc biệt là các hợp chất chứa clo có nguồn gốc từ chất khử trùng được sử dụng.
- Ở khu vực điều trị, lượng kháng sinh, chất khử trùng (glutaraldehyde) làm cho nước thải ô nhiễm hơn. Đồng thời, lượng ô nhiễm hữu cơ tăng cao khi tiếp nhận dịch rửa từ cơ thể của người bệnh.
- Phòng thí nghiệm là nguồn phát sinh nước thải có chứa hóa chất, hóa chất thường được sử dụng là các chất halogen, dung môi hữu cơ, tế bào (nhuộm Gram), formaldehyde,…
STT |
Thông số |
Đơn vị |
Khoảng giá trị |
Giá trị điển hình |
QCVN 28:2010 (Cột B) |
QCVN 28:2010 (Cột A) |
1 |
BOD5 |
Mg/l |
120-250 |
170 |
50 |
30 |
2 |
COD |
Mg/l |
150-350 |
300 |
100 |
50 |
3 |
SS |
Mg/l |
100-200 |
180 |
100 |
50 |
4 |
Amoni |
Mg/l |
30-60 |
40 |
10 |
5 |
5 |
Phosphat |
Mg/l |
10-30 |
25 |
10 |
6 |
6 |
Coliform |
MPN/100 ml |
106 – 109 |
106 – 107 |
5000 |
3000 |
Bảng 1: Thông số đặc trưng nước thải bệnh viện
2. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện đến con người và môi trường
Đối với con người:
- Vi khuẩn gây bệnh trong nước thải có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật thông qua nguồn nước, qua các loại rau xanh tới bằng nước thải
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải bệnh viện có nguy cơ mắc bệnh ngoài da và bệnh hiểm nghèo
Đối với môi trường:
- Nước thải bệnh viện chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt chuẩn xả ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt như ao, hồ, sông ngòi cũng như các nguồn nước ngầm từ đó dẫn đến tình trạng các chất độc hại đi vào cây trồng, tích tụ trong chuỗi thức ăn của con người
3. Các giai đoạn xử lý nước thải bệnh viện
Hiện nay, quy trình xử lý nước thải bệnh viện bao gồm các bước chính: tiền xử lý, xử lý cấp một, xử lý cấp hai và sau xử lý.
3.1 Giai đoạn tiền xử lý
Đây là khâu hết sức quan trọng trong xử lý nước thải nói chung nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động hiệu quả. Nếu giai đoạn này thực hiện không tốt sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động ổn định của hệ thống xử lý nước thải. Giai đoạn tiền xử lý cần được thực hiện như sau:
- Nước thải từ khu vực căng tin, nhà ăn thường có phát sinh lượng dầu mỡ động thực vật cao, do đó cần được thiết kế hệ thống tách mỡ từ dòng thải ở khu vực này trước khi đấu nối vào hệ thu gom nước thải chung của bệnh viện
- Các dòng nước thải đặt thù phát sinh từ phòng xét nghiệm, khoa răng, khoa hóa trị liệu, khu vực giặt là,… cần được xử lý sơ bộ tại nguồn phát
3.2. Giai đoạn xử lý cấp 1
Giai đoạn này nhằm loại bỏ các tạp chất dạng lơ lửng nếu được thiết kế đủ tiêu chuẩn. Qua công đoạn tiền xử lý, hàm lượng COD, BOD trong nước thải bệnh viện đã giảm đáng kể. Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công đoạn này thông thường gồm: Song chắn rác, bể lắng cấp một, bể điều hòa.
Song chắn rác
- Dùng để tách rác trong nước thải trước khi vào trạm bơm hoặc trạm xử lý tập trung nhằm bảo vệ máy bơm khỏi bị tắc nghẽn
- Các loại song chắn rác có thể sử dụng: song chắn rác thô, song chắn rác tinh
- Cần tính toán, lựa chọn loại hình và bố trí song chắn rác phù hợp với lưu lượng và tính chất của nguồn thải
Bể lắng sơ cấp
- Làm nhiệm vụ tách cát và các hợp chất vô cơ
- Bể lắng sơ cấp thông thường được sử dụng tập trung vào hai loại là bể lắng đứng và bể lắng hai vỏ
3.3. Giai đoạn xử lý cấp 2
Nhiệm vụ của giai đoạn xử lý cấp 2 là loại bỏ carbon hòa tan và các dạng hợp chất ni-tơ, phốt pho dưới tác dụng của hệ vi sinh vật trong nước thải. Các kỹ thuật xử lý cấp 2 thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam bao gồm:
- Bể lọc sinh học
- Bể lọc sinh học ngập nước
- Bể lọc sinh học nhỏ giọt
- Đĩa quay sinh học
- Bể hiếu khí truyền thống
- Bể hiếu khí hoạt động gián đoạn theo mẻ (SBR)
- Mương oxy hóa
3.4. Giai đoạn sau xử lý:
Sau xử lý là bước cuối cùng trong quá trình xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận. Công đoạn tiến hành ở giai đoạn sau xử lý là bước khử trùng nước thải. Các phương pháp khử trùng nước thải chính:
- Khử trùng bằng tia cực tím
- Khử trùng bằng clo hoặc các hợp chất clo
- Khử trùng bằng ozon
Ngoài ra, sau quá trình xử lý cần tiến hành xử lý bùn cặn.
4. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện phổ biến tại Việt Nam
- Công nghệ sinh học nhỏ giọt
- Công nghệ bùn hoạt tính trong bể hiếu khí
- Xử lý nước thải bệnh viện theo nguyên lý hợp khối
- Công nghệ AAO
- Hồ sinh học ổn định
- Công nghệ màng lọc sinh học MBR
Nhìn chung, mỗi công nghệ phía trên đều có ưu và nhược điểm riêng do vậy các đơn vị đầu tư nên dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như diện tích xây dựng, vốn đầu tư, kinh nghiệm của đơn vị triển khai để lựa chọn giải pháp xử lý nước thải bệnh viện phù hợp.
Xem thêm tại:
https://shopngoenvironment.com/product/thiet-bi-mang-loc-e-mbr/
https://shopngoenvironment.com/product/mang-loc-mbr-x/
***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.
Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.
Nguồn: NGO