CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (PHẦN 2)

NGO News – Tiếp theo chuỗi bài viết tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải phổ biến, NGO sẽ giới thiệu về một số công nghệ xử lý sinh học truyền thống, gồm bùn hoạt tính (CAS), giá thể di động MBBR, AAO và SBR.

1. Bùn hoạt tính (CAS)

  • Bùn hoạt tính (CAS) là công nghệ xử lý nước thải mà các vi sinh vật trong nước thải bám vào các chất lơ lửng trong đó để cư trú, sinh sản, phát triển và các vi sinh vật này sử dụng nguồn chất hữu cơ trong nước làm thức ăn đồng thời phân hủy chất hữu cơ làm tăng sinh khối và dần dần tạo thành các hạt bông gọi là bùn hoạt tính.
  • CAS là công nghệ xử lý dựa trên độ độ dính bám của vi sinh vào các chất rắn lửng lơ trong nước. Chất lượng nước phụ thuộc vào độ lắng của bùn hoạt tính và kích thước của bể phản ứng. Quá trình phản ứng chủ yếu do vi sinh vật hiếu khí trong bể Aeroten.
  • Bùn hoạt tính là một trong những công nghệ xử lý sinh học truyền thống được áp dụng phổ biến do chi phí đầu tư thấp, trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp giải pháp.

2. Giá thể vi sinh di động (MBBR)

  • Giá thể vi sinh di động MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor) là loại giá thể sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải, kết hợp quá trình xử lý sinh học thiếu khí hoặc hiếu khí truyền thống và giá thể di động dính bám nhằm tối ưu hóa hiệu suất xử lý các thành phần ô nhiễm.
  • Bản chất của giải pháp xử lý MBBR là quá trình CAS/AAO/AO, bổ sung thêm giá thể di động. Giá thể di động giúp tăng diện tích bề mặt cho vi sinh dính bám, từ đó tăng đáng kể nồng độ MLSS. Nồng độ MLSS càng cao, diện tích yêu cầu để xây dựng hệ thống xử lý càng nhỏ.
  • Công nghệ xử lý nước thải MBBR có ưu điểm là giúp giảm diện tích so với công nghệ CAS, AAO; sản sinh ít bùn dư hơn so với bùn hoạt tính CAS.

3. Công nghệ xử lý AAO

  • AAO là viết tắt của các cụm từ Anaerobic (Yếm khí) – Anoxic (Thiếu khí) – Oxic (Hiếu khí). Công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tiếp ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: Hệ vi sinh vật Yếm khí, Thiếu khí, Hiếu khí để xử lý.
  • Công nghệ AAO xử lý nước thải bằng vi sinh vật bám vào các chất lơ lửng để cư trú giống như công nghệ bùn hoạt tính truyền thống (CAS). Tuy nhiên, công nghệ AAO toàn diện hơn và cải thiện được nhiều nhược điểm của công nghệ bùn hoạt tính CAS. Quá trình phản ứng dựa vào các vi sinh vật hiếu khí (Bể aeroten)
  • Công nghệ xử lý nước thải AAO có mức đầu tư thấp, sản xuất bùn dư và tiêu thụ điện năng ít hơn so với công nghệ bùn hoạt tính CAS

4. Công nghệ xử lý theo mẻ (SBR)

  • SBR (Sequencing Batch Reactor) là bể xử lý nước thải theo phương pháp sinh học theo quy trình phản ứng từng mẻ liên tục, diễn ra trong cùng một bể.
  • Nguyên lý xử lý nước thải bằng vi sinh vật dính bám trên chất rắn lửng lơ như CAS, nhưng quá trình này được thiết kế vận hành theo chu kỳ hoạt động, mỗi chu kỳ gồm 5 bước sau: làm đầy, phản ứng, thổi khí, lắng và xả nước. Thời gian của mỗi chu kỳ xử lý phụ thuộc vào thiết kế.
  • So với AAO và CAS, công nghệ xử lý nước thải SBR có quy trình xử lý đơn giản hơn vì bể hiếu khí và bể lắng được hợp nhất thành một bể, hoặc bể thiếu khí và hiếu khí hợp nhất thành một bể, tiết kiệm diện tích hơn.

Nhìn chung, bên cạnh ưu điểm điểm chi phí đầu tư thấp, các công nghệ xử lý nước thải sinh học truyền thống có nhược điểm chung là tốn diện tích, chất lượng nước đầu ra không ổn định, lượng bùn dư tạo ra lớn.

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

Nguồn: NGO

error: Content is protected !!