Xử lý yếm khí nội tuần hoàn (IC – Internal Circulation) là kĩ thuật xử lý nước thải với nhiều ưu điểm đột phá. Công nghệ này được NGO ứng dụng chủ yếu trong xử lý nước thải giàu chất hữu cơ, ngành chăn nuôi, bột giấy dệt nhuộm và thủy sản; nước thải công nghiệp thực phẩm.
1. Giới thiệu về kĩ thuật xử lý yếm khí nội tuần hoàn (IC)
Đây là kĩ thuật xử lý ô nhiễm bằng vi sinh kỵ khí bao gồm: bộ phận phân bổ nước đầu vào, cơ cấu nội tuần hoàn, vùng phản ứng cao tải phía dưới và vùng phản ứng tải lượng thấp. Hệ thống dựa trên nguyên tắc của 2 hệ thống UASB xếp chồng lên nhau, trong đó hệ UASB thuộc loại cao tải (áp dụng tải lượng hữu cơ cao) đặt ở phía dưới và hệ UASB chịu tải thấp hơn đặt ở phía trên.
Khí tách ra từ bộ phận tách pha phía dưới được thu lại, chuyển động lên phía trên vào khoang thu khí qua đường ống dẫn lên. Khi dòng khí chuyển động lên sẽ cuốn theo nước và bùn từ vùng phân hủy cao tải. Sau khi tách khí, nước và vi sinh được đưa trở lại vào qua đường ống dẫn xuống. Dòng nước và vi sinh quay ngược lại vùng phản ứng cao tải là tính chất đặc trưng của kĩ thuật yếm khí IC.
2. Đặc điểm của kĩ thuật yếm khí NGO@IC
● Điểm nổi bật của kĩ thuật này là mật độ vi sinh rất cao và dòng tuần hoàn nội nên tốc độ dòng nước chảy ngược rất lớn, tới 20 m/h, làm tăng khả năng khuấy trộn. Dòng tuần hoàn nội có tính chất tự điều chỉnh: nồng độ cơ chất cao sinh ra lượng khí lớn kéo theo lưu lượng lớn của dòng tuần hoàn, tăng khả năng khuấy trộn và pha loãng dòng vào. Do đó, năng suất xử lý của IC hiệu quả hơn nhiều UASB. Hệ thống IC có khả năng đáp ứng tốt trước sự biến động của nồng độ cơ chất trong dòng vào: dòng tuần hoàn chứa nhiều bicacbonat có tác dụng đệm, ngăn chăn giảm pH trong vùng phản ứng cao tải. Mặt khác, do khí phần lớn đã được tách trong bộ phận tách khí số 1 và tốc độ dòng chảy của vùng trên thấp tạo điều kiện để giữ vi sinh lại trong khối phản ứng tốt hơn các hệ khác. |
Nguyên lý hoạt động của bể yếm khí nội tuần hoàn IC
Bể thường có hình trụ với chiều cao 19,7m hoặc 23,7m. Đường kính nằm trong khoảng 2,3–10,5 m. Tỷ lệ giữa chiều cao và đường kính nằm trong khoảng giá trị 2,3-8.
Cấu trúc của bộ phận phân phối dòng vào có dạng hình nón. Dòng tuần hoàn hướng từ trên xuống vào vị trí chóp nón theo phương tiếp tuyến. Chúng tạo thành dòng chảy xoáy khi hòa trộn với dòng vào.
Bên trên hệ phân bố dòng vào là vùng phản ứng cao tải với lớp hạt vi sinh nới rộng. Nước thải được đưa vào đáy của hệ xử lý, tiếp xúc với lớp bùn hạt mật độ cao. Tại đây xảy ra sự phân hủy chất hữu cơ và hình thành biogas. Vùng phản ứng cao tải kéo dài cho tới tận phía dưới của bộ tách khí thứ nhất. Nhờ khả năng tự khuấy trộn mạnh trong vùng phản ứng cao tải làm tăng sự tiếp xúc của vi sinh với cơ chất. Dẫn đến tăng cường hiệu quả hoạt động của vi sinh vật.
Dòng khí chảy ngược lên trên có tác dụng cuốn theo một phần nước và bùn từ vùng cao tải lên bộ tách chất khí – lỏng – rắn. Tại đó khí được tách ra khỏi chất lỏng và bùn. Bùn và nước theo đường đi xuống quay trở lại khoang phản ứng cao tải. Nước thải sau khi thoát khỏi vùng cao tải chỉ còn chứa phần nhỏ lượng chất ô nhiễm, chảy qua hệ thống tách khí số 1. Khoang này đóng vai trò như một hệ xử lý thứ cấp và thực hiện tiếp quá trình chuyển hóa chất hữu cơ. Bộ phận tách khí 2 tách nốt phần khí còn lại.
3. Ưu điểm và hạn chế của kĩ thuật xử lý yếm khí nội tuần hoàn (IC)
Kĩ thuật xử lý yếm khí nội tuần hoàn thực chất là hệ UASB cải tiến nên cùng có những điểm mạnh như:
– Hiệu quả xử lý COD cao
– Phù hợp với nước thải có hàm lượng hữu cơ cao và tải lượng lớn.
– Sinh ra ít bùn – giảm chi phí xử lý bùn
– Phù hợp để hồi biogas và chuyển đổi thành năng lượng
– Diện tích vận hành nhỏ.
Công ty Quý doanh nghiệp cần tư vấn giải pháp, thiết kế và thi công hệ thống NGO@IC xin vui lòng liên hệ theo hotline: 0969 867 924 hoặc 0969 867 925
Nguồn: NGO