GIẢI PHÁP XỬ LÝ KHÍ NHÀ KÍNH

Ô nhiễm không khí bao gồm chất ô nhiễm ở thể rắn (bụi), thể khí (các hơi khí độc hại) và thể lỏng (các loại hơi dung môi). Giải pháp xử lý khí thải thông thường sẽ giải quyết cả 3 loại hình ô nhiễm nêu trên để đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải QCVN hiện hành. Xử lý khí nhà kính là cách tiếp cạnh mới trong xử lý ô nhiễm không khí, trong đó hướng tới xử lý triệt để các thành phần khí gây hiệu ứng nhà kính (CO2, CH4, NOx…) thậm chí thấp hơn các tiêu chuẩn xả thải, và hướng tới không phát thải.

1. Nguồn phát sinh khí thải 

  • Các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải, sinh hoạt hay quá trình tự nhiên (ví dụ sự phân hủy hữu cơ) đều có thể sinh ra khí thải và các chất độc hại gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, động thực vật 
  • Thành phần khí ô nhiễm có thể ở dạng vô cơ như ammoniac, hydrosulfua… hay nhóm các chất hữu cơ như thuốc bảo vệ thực vật, dung môi hữu cơ (metan, butan, benzen, xylen, xiclohexanon, toluen…) hoặc nhóm các chất rất khó định lượng, bay hơi ở điều kiện nhiệt độ thường như VOC (gồm nhiều chất hữu cơ bay hơi mà điển hình là nhóm các chất thuộc ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm (mùi gia vị), mỹ phẩm….

2. Một số giải pháp loại bỏ khí độc 

2.1. Xử lý bằng phương pháp hấp thụ:

Nguyên tắc cơ bản của việc hấp thụ khí là tạo ra một sự tiếp xúc giữa dòng khí chứa các chất ô nhiễm và các hạt dung dịch hấp thụ thường được phun ra với kích thước nhỏ và mật độ lớn. Các chất ô nhiễm được tách ra bằng việc hoà tan trong chất lỏng hấp thụ hoặc xảy ra phản ứng hoá học giữa chất ô nhiễm và dung dịch hấp thụ

Hiệu quả của các quá trình phụ thuộc vào diện tích bề mặt tiếp xúc giữa dòng khí và các hạt dung dịch hấp thụ, thời gian tiếp xúc, dung dịch hấp thụ, nhiệt độ khí thải, hướng chuyển động tương đối của dịng khí và dung môi, tốc độ của dòng khí…

Sơ đồ công nghệ

Cơ cấu của quá trình hấp thụ khí bằng chất lỏng được chia làm 3 bước:

  • Khuếch tán các phân tử chất ô nhiễm thể khí trong khối khí thải đến bề mặt của chất lỏng hấp thụ.
  • Thâm nhập và hòa tan chất khí vào bề mặt của chất hấp thụ.
  • Khuếch tán chất khí đã hòa tan trên bề mặt ngăn cách vào sâu trong lòng khối chất lỏng hấp thụ.

2.2. Xử lý bằng phương pháp hấp phụ

Hấp phụ khí là dựa trên cơ sở các khí bị các chất rắn hấp phụ. Nó được thực hiện khi các phân tử hoặc nguyên tử cần hấp phụ được tập trung chỉ ở trên bề mặt của chất rắn hoặc trong các mao quản của chất rắn. Hấp phụ khí dựa trên nguyên tắc dòng khí tiếp xúc trực tiếp khi chuyển động xuyên qua lớp chất rắn hấp phụ chứa trong một thiết bị. Chất hấp phụ có thể là những chất mà có tính chất lý học hoặc hóa học tự nhiên, ví dụ than hoạt tính, các hạt xilicagen…

 

Ưu điểm của phương pháp hấp phụ:

  • Bộ hấp thụ có thể xử lý lưu lượng khác nhau
  • Bộ hấp thụ có thể xử lý nồng độ hợp chất hữu cơ khác nhau
  • Có thể sử dụng vật liệu đã qua sử dụng hoặc đã qua sử dụng như tro bay hoặc tro đáy
  • Dễ vận hành
  • Tiết kiệm không gian

Các lĩnh vực phù hợp để áp dụng: khí thải từ lĩnh vực dược phẩm, sản xuất thưc phẩm, đồ uống, xử lý nước thải, hóa hất …

 

2.3 Xử lý bằng phương pháp Oxy hóa

  • Phương pháp đốt nhiệt (Oxy hóa hóa học):

Sử dụng nhiệt độ cao để đốt cháy hoặc oxy hóa hoàn toàn các hợp chất độc hại trong khí thải, chuyển hóa thành các chất an toàn như CO₂ và H₂O

Thông thường đó là các chất hữu cơ khó phân hủy, chúng thường có cấu tạo mạch vòng khá phức tạp ví dụ dioxyn, furan, các hợp chất dung môi từ các quá trình sơn, … Để xử lý các chất ô nhiễm này, phương pháp thiêu đốt là thích hợp nhất.

Quá trình cháy các chất ô nhiễm cần cung cấp thêm năng lượng từ quá trinh đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu thường sử dụng cho các lò đốt là dầu FO, DO hoặc gas. Thành phần của các loại nhiên liệu rắn, lỏng, khí hầu hết đều chứa C, H, O, S, độ tro (A) và hơi nước (W), khi cháy sẽ tạo ra bụi, CO2, CO, SO2 và H2O và sản phẩm không cháy HC.

– Ưu điểm:

+ Loại bỏ triệt để các chất hữu cơ.

+ Phù hợp để xử lý các loại khí biogas

  • Phương pháp xử lý khí thải bằng UV

Công nghệ xử lý khí thải bằng tia UV sử dụng ánh sáng tử ngoại có bước sóng ngắn trong khoảng từ 100 nm đến 400 nm tác động lên các hạt và phân tử trong khí thải. Các tia UV có khả năng phá vỡ các liên kết hóa học và biến đổi cấu trúc của các chất ô nhiễm, giúp giảm độc tính hoặc loại bỏ chúng một cách hiệu quả. Được ứng dụng trong xử lý VOCs, H₂S, NH₃, và khí mùi.

Các electron âm và dương được oxi tự do mang lại kết hợp với phân tử oxi trong không khí tạo ra ozone, một hợp chất có tính oxi hóa cực mạnh:

UV + O2 → O– + O * (phản ứng oxy hóa) O + O2 → O3 (ozone)

  • Phương pháp Oxy hóa nhiệt tái sinh (RTO)/ Oxy hóa xúc tác nhiệt tái sinh (RCO)

Thiết bị oxy hóa nhiệt tái sinh (RTO) được chấp nhận rộng rãi để kiểm soát hợp chất hữu cơ dễ bay hơi(VOC) và khí thải chất ô nhiễm không khí nguy hại (HAP). RTO được sửa đổi bằng cách bổ xung chất xúc tác thường được gọi là chất oxy hóa xúc tác tái sinh hoặc RCO.

Tùy thuộc tính chất của khí thải đặc thù phát sinh tại từng cơ sở, đánh giá thành phần chủ đạo của khí thải để lựa chọn công nghệ loại bỏ phù hợp, hoặc cần thiết phải kết hợp thực hiện bằng nhiều quá trình khác nhau để đáp ứng tiêu chuẩn cần xử lý. 

Một số hình ảnh thực tế:

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

error: Content is protected !!