V | E

CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI (PHẦN 1)

NGO News - Bài viết dưới đây nhằm tổng hợp các công nghệ xử lý nước thải phổ biến đang được áp dụng ở Việt Nam và thế giới. Một trong những công nghệ hiện đại hiện nay là công nghệ màng lọc sinh học MBR với nhiều ưu điểm vượt trội so với công nghệ truyền thống như tiết kiệm diện diện tích, hệ thống tối ưu, tiết kiệm năng lượng, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép.

 

Hệ thống xử lý nước thải MBR
Hệ thống xử lý nước thải MBR

1. Công nghệ màng lọc sinh học MBR là gì?

MBR là công nghệ tiên tiến kết hợp cả phương pháp sinh học và lý học (kỹ thuật tách sinh khối bằng màng lọc MF/UF với kích thước lỗ màng dao động từ 0,1-0,4μm), được ứng dụng thành công trên thế giới trong lĩnh vực XLNT từ những năm 1980.

Phân biệt các công nghệ màng lọc phổ biến:

Màng được hiểu là rào cản bán thấm giữa hai dòng (dòng nước và dòng các chất hòa tan), chủ yếu là do áp lực. Màng lọc hoạt động hoàn toàn như một bộ lọc trong khi màng lọc sinh học diễn ra quá trình lọc cùng phản ứng sinh hóa được thực hiện bởi các vi sinh vật. Hiện nay, trên thị trường có 4 công nghệ màng lọc phổ biến: tinh, siêu, nano và thẩm thấu ngược.

  • Màng tình lọc hay còn gọi là màng MF có kích thước lỗ màng 0,1 µm, chuyên sử dụng để loại bỏ các phần tử có kích thước lớn. Màng MF hoạt động trên nguyên lý tương tự như màng lọc thẩm thấu ngược (RO) dưới áp suất thấp. Màng MF được ứng dụng rộng rải trong một số lĩnh vực như lọc nước ép trái cây, loại bỏ vi khuẩn trong nước hay xử lý nước thải
  • Màng siêu lọc hay màng UF có kích thước lỗ màng 0,5 µm, có khả năng loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ, loại bỏ dầu mỡ, chất rắn lơ lửng…
  • Màng nano hay màng NF với kích thước lỗ 0,5 – 1 nm có khả năng loại bỏ các ion đa hóa trị, gần như tất cả các virus, các chất hữu cơ tự nhiên và các muối. Màng NF được ứng dụng để làm mềm, loại bỏ độc tố và khử màu trong xây chuyền xử lý nước.
  • Màng thẩm thấu ngược hay màng RO có kích thước lỗ <0,5 nm được ứng dụng phổ biến trong khử muối, khử mặn và khử khoáng để sản xuất nước tinh khiết.

Đọc thêm về các loại màng:

http://ngoenvironment.com/vn/Tin-tuc-n37-PHAN-BIET-CONG-NGHE-MANG-LOC-PHO-BIEN-d82.html

2. Nguyên lý hoạt động công nghệ màng MBR

Công nghệ xử lý nước thải MBR là công nghệ tiên tiến kết hợp cả phương pháp sinh học kết hợp với kỹ thuật tách sinh khối. Quá trình xử lý sinh học có thể kết hợp từ các khâu kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí phụ thuộc và yêu cầu xử lý hoặc quá trình xử lý các chất hữu cơ triệt để thông qua hai chất dinh dưỡng (N, P).

Ưu điểm của công nghệ màng lọc sinh học MBR

  • MBR làm việc với thời gian lưu bùn dài, nồng độ MLSS cao, và tỷ lệ F/M thấp
  • Chất lượng nước sau xử lý không phụ thuộc vào độ lắng của bùn.
  • MBR có quá trình nitrat hóa cao hơn so với quá trình bùn hoạt tính truyền thống bởi vì vi khuẩn có nhiều thời gian hơn để tiến hành nitrat hóa (SRT dài, F/M thấp).
  • Kích thước bông bùn trong MBR nhỏ, cho phép trao đổi chất dinh dưỡng và oxy nhiều hơn.
  • Sự hiện diện của màng MBR ngăn chặn việc lọc vi sinh vật nitrat tại thời điểm SRT và HRT ngắn.
  • MBR tạo ra ít bùn
  • Hệ thống xử lý nước thải MBR có thể xử lý tải trọng ô nhiễm cao hơn (từ 2,5-3 lần so với CAS)
  • Giảm diện tích xử lý toàn hệ thống lên tới 50% so với quy trình thông thường.
  • Loại bỏ nhiều bước xử lý của công nghệ CAS như lắng đợt 2, thu bùn hoặc các biện pháp khác để loại bỏ BOD, SS.
  • Hiệu quả xử lý vi sinh cao, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm, không sử dụng hóa chất khử trùng.
  • Tiêu thụ ít năng lượng hơn.
  • Chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn A, có thể tái sử dụng cho nhiều mục đích như thủy sản, rửa sàn...
  • MBR có ưu điểm vượt trội so với các công nghệ xử lý nước thải khác về diện tích xử lý.

Nhược điểm của công nghệ MBR

  • Chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải ban đầu và chi phí vận hành cao hơn. Nếu chất lượng màng không tốt có thể gây ra tắc nghẽn màng.
  • Quy trình vận hành phức tạp trong việc làm sạch màng, yêu cầu người vận hành có kĩ năng để vận hành hệ thống nếu không sử dụng bước làm sạch tự động (cả bằng cách sục khí hoặc bằng hóa chất lỏng).

Công nghệ xử lý nước thải bằng màng lọc sinh học MBR có thể ứng dụng để xử lý hầu hết các loại nước thải cho các công trình khác nhau như tòa nhà, chung cư, khu đô thị, trung tâm thương mại, khách san, bệnh viện… Công nghệ MBR đặc biệt phù hợp áp dụng cho các dự án có diện tích hẹp và có nhu cầu tái sử dụng nước cho sản xuất.

 

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

Nguồn: NGO