Không chỉ yêu cầu ở trong nước, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đề ra “chuẩn mực mới” cho sản phẩm mua từ nước ngoài, nhất là chuyện sản xuất bền vững. Điều này, bắt buộc doanh nghiệp Việt Nam phải thay đổi, nếu muốn tiếp tục làm ăn với thế giới…
Thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như EU đang đặt ra “chuẩn mực mới” về sản xuất bền vững, buộc các doanh nghiệp phải thay đổi để tiếp tục kinh doanh toàn cầu. Mục tiêu đến năm 2030 là giảm phát thải khí nhà kính dưới 45% và giữ nhiệt độ dưới 1,5 độ C. Việt Nam đã cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tăng doanh nghiệp buộc phải kiểm kê khí nhà kính
Sau COP 26, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các nghị định yêu cầu các doanh nghiệp lớn phải kiểm kê khí nhà kính. Đặc biệt, Nghị định 06 năm 2022 yêu cầu các cơ sở có phát thải lớn phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
Sau nghị định 06, Chính phủ cũng đã ban hành quyết định 01 về “ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính”. Trong đó, có 6 lĩnh vực, bao gồm (I) năng lượng; (II) giao thông vận tải; (III) xây dựng; (IV) các quá trình công nghiệp; (V) nông nghiệp, lâm nghiệp và sửa dụng đất và (VI) là chất thải, với 1.912 doanh nghiệp trong cả nước phải sẽ thực hiện kiểm kê. Tuy nhiên, số lượng cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính chắc chắn sẽ không dừng lại ở 1.912 như nêu ở trên. Bởi lẽ, quyết định 01 đang được rà soát, lấy ý kiến cho nên khả năng cơ sở phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính sẽ nhanh chóng gia tăng. Nhiều khả năng số lượng thực hiện sẽ tăng lên 2.900 doanh nghiệp, chứ không chỉ là 1.912 như hiện nay
“Với dự thảo thay thế quyết định 01, những ngành như: thuỷ sản, nông sản, thực phẩm, bao bì… sẽ được bổ sung vào danh mục phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, chứ không chỉ dừng lại ở 6 lĩnh vực như nêu ở trên. Như vậy, đối với ĐBSCL, các doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính cũng tăng lên, từ 175 cơ sở như trong quyết định 01 lên 331 cơ sở như trong dự thảo mới”.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đối mặt với áp lực từ thị trường nhập khẩu khi EU yêu cầu hàng hóa phải đạt chuẩn xanh và trung hòa carbon. Quy định CBAM của EU sẽ đánh thuế hàng hóa nhập khẩu có phát thải cao để khuyến khích sản xuất sạch hơn.
Doanh nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi sản xuất để đáp ứng các yêu cầu mới và tận dụng cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ nay đến năm 2030 là thời gian quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi nhằm tiết kiệm chi phí và phù hợp với quy định quốc tế.
Nguồn: NGO tổng hợp