V | E

EU SẼ ÁP PHÍ NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI THÉP, XI MĂNG, ĐIỆN DỰA TRÊN LƯỢNG KHÍ THẢI CO2

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU), dự kiến có hiệu lực vào năm 2026, sẽ áp phí nhập khẩu đối với các sản phẩm như thép, xi măng và điện, dựa trên lượng khí thải CO2 trong quá trình sản xuất

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vừa công bố theo Báo cáo Hội nhập kinh tế châu Á (AEIR) 2024, phí nhập khẩu của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm thâm dụng carbon có tác động tiêu cực nhẹ tới các nền kinh tế ở châu Á và Thái Bình Dương, và việc này được kỳ vọng sẽ góp phần hạn chế biến đổi khí hậu.

Các khoản phí này nhằm mục đích hạn chế “rò rỉ carbon”, là kết quả của việc những đối tượng gây ô nhiễm chuyển sản xuất từ các quốc gia có quy định nghiêm ngặt hoặc giá các-bon cao sang những quốc gia có quy định ít nghiêm ngặt hơn hoặc giá thấp hơn.

CBAM có khả năng giảm lượng phát thải carbon toàn cầu ít hơn 0,2% so với một cơ chế mua bán khí thải với giá carbon là 100Euro (108USD) mỗi tấn và không có thuế carbon.

Các tiểu vùng của châu Á có tỷ trọng hàng xuất khẩu thâm dụng carbon sang châu Âu lớn hơn, nhất là Trung và Tây Á, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực hơn bởi cơ chế CBAM và hệ thống mua bán khí thải của EU, đặc biệt là đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, cần có các cơ chế khuyến khích phù hợp để thúc đẩy áp dụng rộng rãi việc định giá carbon.

Báo cáo cũng khuyến nghị các biện pháp khử carbon trong thương mại quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Một trong số những khuyến nghị là việc thực hiện các chính sách mục tiêu nhằm khuyến khích mua bán các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với khí hậu; hỗ trợ các quy định và tiêu chuẩn môi trường; tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ xanh; và hỗ trợ các chính phủ và tổ chức quốc tế thúc đẩy đầu tư và cơ sở hạ tầng xanh...

Nguồn: NGO tổng hợp