V | E

DOANH NGHIỆP CẦN LÀM NHỮNG GÌ ĐỂ BẮT NHỊP VỚI NHỮNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG TRONG NGHỊ ĐỊNH 40/2019/NĐ-CP

Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Nghị định có nhiều điểm mới, đột phá trong công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Nghị định môi trường

Nội dung Nghị định trên sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Nghị định:

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 về quản lý chất thải và phế liệu

- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Cụ thể trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP có sửa đổi, bổ sung một số điều, doanh nghiệp cần nắm rõ:

1. Các đối tượng lập đánh giá tác động môi trường (DTM) cấp Bộ:

Đối với dự án có lĩnh vực hoạt động sản xuất có quy mô công suất được quy định tại phụ lục III Nghị định 40/2019/NĐ-CP được tóm tắt chi tiết như sau:

STT

DỰ ÁN  ĐẦU TƯ

QUY MÔ, CÔNG SUẤT

1

 Xây dựng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của   Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.

 Tất cả

2

- Sử dụng đất khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia

- Sử dụng đất khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia

- Sử dụng đất của khu di sản thế giới hoặc khu danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng cấp quốc gia

- Sử dụng đất khu dự trữ sinh quyển

- Từ 01 ha đất trở lên

- Từ 02 ha đất trở lên

- Từ 10 ha đất trở lên

 

- Từ 20 ha đất trở lên

3

- Xây dựng nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân

- Xây dựng nhà máy nhiệt điện

- Xây dựng nhà máy thủy điện

- Xây dựng công trình thủy lợi

- Tất cả

 

- Từ 600 MW trở lên

- Từ 20 MW trở lên

- Từ 100.000.000 m3 nước trở lên.

4

- Dự án có lấn biển

- Sử dụng đất rừng phòng hộ

-  Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

- Từ 20 ha trở lên

- Từ 30 ha

- Từ 50 ha trở lên.

5

- Xây dựng nhà máy lọc, hóa dầu; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa, phụ gia, phân hoá học (trừ loại hình phối trộn), chế biến mủ cao su

- Nhà máy sản xuất xi măng
- Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải phóng xạ; dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất ắc quy

- Xây dựng cơ sở sản xuất, lắp ráp ô tô

- Xây dựng cơ sở sản xuất bột giấy

- Xây dựng cơ sở sản xuất giấy có sử dụng giấy phế liệu

- Xây dựng cơ sở sản xuất dầu ăn, bột ngọt, tinh bột sắn, đường, chế biến sữa

- Xây dựng cơ sở sản xuất bia, nước giải khát.

- Xây dựng nhà máy sản xuất cồn, rượu

- Xây dựng cơ sở dệt có
- Xây dựng cơ sở chế biến thủy sản

- Từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên

 

- Từ 1.200.000 tấn xi măng/năm trở lên
 

- Từ 300.000 KWh/năm trở lên hoặc 600 tấn sp/năm trở lên

- 1.000 ô tô/năm trở lên

- Từ 50.000 tấn sp/năm trở lên
- Từ 50.000 tấn sp/năm trở lên

- Từ 50.000 tấn sp/năm trở lên

- Từ 30.000.000 lít sp/năm trở lên


- Từ 2.000.000 lít sp/năm trở lên

- Từ 100.000.000 m2 vải/năm trở lên

- Từ 20.000 tấn sp/năm trở lên.

6

 Khai thác dầu khí; dự án nạo vét luồng đường thủy, luồng hàng   hải, khu neo đậu tàu

 Từ 1.000.000 m³/năm trở lên hoặc tổng lượng vật   liệu nạo vét từ 10.000.000 m³ trở lên.

7

 Dự án nhận chìm vật chất xuống biển quy định tại mục 106 Phụ   lục II và thuộc thẩm quyền cấp phép nhận chìm của Bộ Tài   nguyên và Môi trường; dự án thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xả   nước thải vào nguồn nước, cấp giấy phép khai thác khoáng sản   của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 Tất cả

8

- Xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, khu đô thị

- Xây dựng cảng, khu neo đậu cho

- Xây dựng nhà máy, cơ sở hoặc khu liên hợp sản xuất gang, thép, luyện kim

- Từ 200 ha trở lên;

 

- Trọng tải từ 50.000 DWT;

- Từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.

9

- Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn CN thông

- Xây dựng cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt  - Tái chế, xử lý chất thải nguy hại; dự án đầu tư xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ; dự án đầu tư xây dựng cơ sở khám chữa bệnh

- Xây dựng cơ sở sản xuất có sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.   

- Từ 500 tấn/ngày (24 giờ) trở lên;

- Từ 1.000 tấn/ngày (24 giờ) trở lên

- Từ 1.000 giường bệnh trở lên (trừ trường hợp do Bộ Y tế cấp quyết định phê duyệt dự án đầu tư);

- Tất cả

10

 Dự án mở rộng quy mô, nâng cấp, nâng công suất từ mục 01 đến   mục 09 của Phụ lục này.

 Tất cả

11

 Dự án với quy mô tương đương hoặc tính chất tương tự các dự   án từ mục 01 đến mục 10 của Phụ lục này.

 Tất cả

12

 Các dự án thuộc cột 3 Phụ lục II nằm trên địa bàn 2 tỉnh trở lên   hoặc nằm trên vùng biển không xác định được trách nhiệm quản   lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc dự án nằm trên   địa bàn của 2 quốc gia trở lên.

 Tất cả

2. Đối với dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Căn cứ Điều 20 luật môi trường số 55/2014/QH13; Nghị định 18/2015/NĐ-CP; Nghị định 40/2019/NĐ-CP:

- Không triển khai dự án trong thời gian 24 tháng kể từ thời điểm phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM)

- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) đã được phê duyệt.

- Tăng quy mô, công suất, thay đổi công nghệ (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án đã phê duyệt, làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (DTM) đã phê duyệt.

- Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án, thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án đã phê duyệt trong DTM

- Mở rộng quy mô đầu tư khu công nghiệp, bổ sung vào khu công ngiệp ngành nghề đầu tư có nguy cơ ô nhiễm môi trường thuộc đối tượng tại nhóm I và nhóm II ở Phụ lục Iia, mục I ban hành theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

3. Báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo Nghị định 40/2019

Báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường ĐTM/Kế hoạch bảo vệ môi trường là một loại hồ sơ môi trường mà các đơn vị, doanh nghiệp đã được phê duyệt đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc Xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của các dự án trước khi đi vào hoạt động

Căn cứ Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP các đối tượng được Quy định đối chiếu cột (4) trong phụ lục phải thực hiện lập báo cáo hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định

Đối tượng lập ĐTM chi tiết xem Tại đây

Quy định mới ở NĐ 40/2019 có các nhóm đối tượng được nêu tại cột (4) sẽ phải thực hiện vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải để đánh giá sự phù hợp và đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật về chất thải là các công trình, thiết bị xử lý: nước thải, bụi, khí thải, chát thải rắn và chất thải nguy hại (sau đây gọi chung là công trình xử lý chất thải)

4. Quy định vận hành thử nghiệm công trình xử lý theo ĐTM

- Chủ đầu tư Lập và gửi kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của dự án cho cơ quan chuyên môn và bảo vệ môi trường cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trước ít nhất 20 ngày làm việc, kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm.

- Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải từ 03 đến 06 tháng kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm.

Ngoài ra, trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP có sửa đổi một số điều liên quan tới nội dung quan trắc định kỳ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và khu công nghiệp

5. Đối tượng phải thực hiện quan trắc môi trường định kỳ gồm:

a) Đối tượng phải quan trắc nước thải định kỳ

- Các cơ sở, khu công nghiệp và dự án đã đi vào vận hành có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng khối lượng nước thải ra môi trường từ 20m3/ngày (24 giờ) trở lên. Với tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 03 tháng/lần.

- Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động, có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng khối lượng nước thải thải ra môi trường trường từ 20m3/ngày (24 giờ) trở lên. Với tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần.

- Các cơ sở quy định tại điểm a và điểm b khoản này đấu nối nước thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp thực hiện quan trắc nước thải định kỳ theo quy định của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp. Với tần suất tối đa không quá tần suất quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

b) Đối tượng phải quan trắc khí thải định kỳ

- Các cơ sở và dự án đã đi vào vận hành có quy mô công suất tương đương với đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và có tổng lưu lượng khí thải ra môi trường từ 5000m3 khí thải/giờ trở lên phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là kỳ là 03 tháng/01 lần.

- Các cơ sở, dự án đã đi vào hoạt động, có quy mô, công suất tương đương với đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường và có tổng lưu lượng khí thải ra môi trường từ 5000m3 khí thải/giờ trở lên phải thực hiện quan trắc khí thải định kỳ với tần suất là kỳ là 06 tháng/01 lần.

c) Đối tượng phải phân định bùn thải, chất thải rắn có chứa thành phần nguy hại loại một sao để quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại

d) Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

“Cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là cơ sở có hành vi vi phạm quy định về xả nước thải, thải bụi, khí thải, gây ô nhiễm tiếng ồn, độ rung vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn, chất thải nguy hại trái với quy định về bảo vệ môi trường, đến mức bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ hoạt động theo quy định của Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường”

=> Phải thực hiện quan trắc thành phần môi trường đã gây ra ô nhiễm. Thành phần môi trường, tần suất và thông số quan trắc được xác định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận bản đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, trong Nghị định 40/2019/NĐ-CP còn nêu rõ Hiệu lực thi hành các quy định về quan trắc môi trường định kỳ được thực hiện từ ngày 01/01/2020.

Xem thêm chi tiết  Nghị định 40.signed  

Xem thêm chi tiết Phụ lục 40-1

Xem thêm chi tiết Phụ lục 40-2

 

***Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Điều khoản sử dụng – Bản quyền trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của website.

 Trang web này thuộc bản quyền của Công ty TNHH Quốc tế NGO (NGO International). Bất kỳ hình thức sử dụng hoặc sao chép một phần hoặc toàn bộ nội dung dưới mọi hình thức đều bị nghiêm cấm, trừ trường hợp được sự cho phép rõ ràng bằng văn bản từ Chúng tôi.

Nguồn: NGO